Bạn là người thích chơi lan tuy nhiên bạn chưa biết cách thiết kế giàn treo phong lan sao cho thật chắc chắn, hợp lý và đầy đủ tính thẩm mỹ nhất. Vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nông Nghiệp Đẹp. Chắc chắn bạn sẽ tìm được câu trả lời đó.
Giàn treo phong lan có tầm quan trọng thế nào?
Bạn biết không mỗi một loại lan sẽ có một đặc tính riêng biệt khác nhau chính vì thế mà điều kiện để lan sinh trưởng và phát triển cũng là khác nhau. Có những loại ưa nắng, ưa gió thì chúng ta sẽ cần thiết kế giàn treo phong lan. Nhưng cũng có những loại ưa râm mát thì chúng ta sẽ trồng cây dưới đất có được sự sinh trưởng thuận lợi nhất.
Ngoài ra giàn lan cũng sẽ giúp được chúng ta tránh được phần nào sự xâm nhập của các loại côn trùng có hại và thuận lợi trong việc kiểm soát, quản lý dịch bệnh gây hại cho lan.
Bên cạnh đó sự xuất hiện của giàn lan cùng sẽ làm tăng tính thẩm mỹ của cây lan. Giúp chúng ta dễ dàng chiêm ngưỡng những sản phẩm do chính bàn tay mình tạo ra.
Và cuối cùng tầm quan trọng của giàn lan đó chính là bảo vệ cây không bị trộm cắp bởi lan tặc. Lan là một loại cây rất có giá trị chính vì thế sẽ bị nhiều đối tượng dòm ngó.
Hướng dẫn cách thiết kế giàn treo phong lan đẹp
Để có được những giàn lan đẹp nhất bạn hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Thuê thợ sắt đến hàn khung bằng ống kẽm hoặc thép không gỉ
Khung giàn lan nên sử dụng các ống tròn được làm từ chất liệu kẽm hoặc thép không gỉ với đường kính từ 490mm cho tới 60mm. Bạn không nên sử dụng giàn gỗ hoặc giàn tre bởi chỉ sau 1 – 2 mùa mưa nắng là chất liệu này sẽ bị mục hoặc mối mọt. Lúc này giàn lan của bạn sẽ rất yếu và có thể sập bất cứ lúc nào. Khi đó những cây lan bị rơi xuống có thể sẽ bị gãy một cách đáng tiếc.
Có thể bạn sẽ thích: Thời điểm vàng để ghép phong lan trong năm
Bước 2: Thiết kế chiều cao và khoảng cách lưới che giàn treo phong lan
Chiều cao của lưới che giàn lan sẽ dao động từ 3m cho tới 4m và cách xa các thanh treo lan khoảng 50cm. Bên cạnh đó chúng ta cũng nên chú ý để cho các cây lan hoặc chậu lan được cách nhau ít nhất khoảng 1,2m (đối với xứ lạnh) hoặc 1,5m (đối với xứ nóng).
Chẳng hạn như nếu giàn lan nhà bạn cao 4m thì thanh treo lan cần phải cách lưới 50m. Ở tầng trên bạn có thể treo một số giống lan ưa nắng như Kim Điệp, Giả Hạc, Long Tu…Còn tầng dưới cách tầng trên 1,5m bạn sẽ treo một số lan đơn thân như Cáo, Sóc Lào, Đai Châu hay các giống Địa Lan, …
Bước 3: Phủ lưới xây xung quanh và bên trên giàn treo phong lan
Sử dụng lưới Thái xanh có màu đen ở bên trên và xung quanh chúng ta sử dụng loại lưới Thái màu xanh đen. Đây là những chất liệu lưới tốt với độ bền dao động từ 4 – 5 năm, có thể che chắn được 60% ánh sáng nếu bạn trồng lan ở xứ lạnh. Đối với xứ nóng thì mức độ che chắn là 70%. Giá thành của loại lưới này trên thị trường dao động khoảng 1,4 triệu/200m2.
Có thể bạn sẽ quan tâm: Cách Làm Hoa Lan Nở Đúng Dịp Tết
Đối với mẫu giàn treo phong lan thì việc căng lưới càng phẳng, càng căng thì chúng càng bền. Chính vì thế chúng ta nên có một hệ thống dây thép với chức năng đỡ ở bên dưới của lưới. Cùng với đó là 1 hệ thống dây thép ở bên trên với mục đích là tránh tốc mái lưới khi có gió bão. Bên cạnh đó bạn hãy phủ nilon bóng kính ở bên trên để tiết kiệm được 70% thuốc nấm và trồng được những giống lan cực khó như lan nuôi cấy mô, ra chai mô và giao hat. Giá thành của loại nilon này khoảng 60kg/1kg.
Bước 4: Cần phải tính toán để cho lan nhận được ánh sáng vào buổi sáng nhiều nhất
Cho dù bạn thiết kế giàn treo lan ban công hay một giàn treo lan riêng biệt thì cũng phải tính toán làm sao để có ánh nắng chiếu vào cây trong buổi sáng nhiều nhất. Nếu trong trường hợp bất đắc dĩ phải treo lan ở trong mái tôn thì hãy sử dụng tôn sáng và có 1 lớp xốp tráng bạc để nhận được tăng cường độ sáng vào buổi sáng cũng như giảm bớt nhiệt độ vào buổi chiều.
Nếu giàn lan của bạn trồng đa dạng nhiều loại lan khác nhau thì hãy sử dụng bình xịt tay hoặc vòi tưới thay cho các phương pháp tưới tự động để có thể đảm bảo lượng nước cung cấp cho từng loại là phù hợp nhất.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách làm giàn treo lan năm 2023