Cây Đuôi Chồn – Ý nghĩa, Cách trồng và chăm sóc

Cây đuôi chồn có lẽ mới lần đầu nghe tên bạn sẽ cảm thấy khá lạ và có chút thú vị. Tuy nhiên nếu bạn là người mê cây cảnh thì không thể bỏ qua việc trồng, chăm sóc loài cây này. Vậy thực tế đuôi chồi là loài cây có gì đặc biệt? Ngay bây giờ bạn hãy cùng Nông Nghiệp Đẹp khám phá đặc điểm, tác dụng, ý nghĩa và nhiều hơn nữa các thông tin về cây đuôi chồn.

Cây Đuôi Chồn - Ý nghĩa, Cách trồng và chăm sóc

Cây đuôi chồn là cây gì?

Cây đuôi chồn là cây thuộc họ Nguyệt xỉ Adiantaceae. Tên khoa học của cây là Adiantum Caudatum L. Trong đó trên thực tế loài cây này còn được gọi với nhiều cái tên khác. Ví dụ:

  • Cây ráng vệ nữ có đuôi
  • Cây thần đuôi
  • Cây thiết tuyến thảo
  • Cây đuôi cáo

Cây đuôi chồn gây ấn tượng với hình dáng độc đáo. Thực chất cây có nguồn gốc từ khu vực Châu Á, Châu Phi, Polynedi. Tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam loài cây này mọc hoang ở vùng miền núi, nơi ẩm ướt. Đồng thời cây cũng được nhân giống và trồng phổ biến khi sở hữu hình dáng đặc biệt.

Ngắm nhìn cây bạn sẽ thấy giống như đuôi của loài cáo quen thuộc. Trung bình cây cao khoảng 1.5m. Mỗi cây sẽ có từ 3 đến 5 cành nhỏ. Mỗi cành như thế sẽ có tầm khoảng 5 lá. Lá cây hình kim mọc thành chùm với phần cuống dài 5 – 15cm. Lá màu canh đậm có lớp lông mềm và có thêm khía sâu ở phía mép trên.

Cây Đuôi Chồn - Ý nghĩa, Cách trồng và chăm sóc

Đặc biệt loài cây này có hoa màu tím với mùi hương rất thơm. Hoa ra vào khoảng chứng tháng 7 – 9. Hoa mọc thành chùm dài 15 – 20cm. Vị trí hoa mọc tập trung ở phần ngọn cây. Riêng phần rễ của cây có đặc điểm khá ngắn. Rễ màu trắng muốt.

Có thể bạn quan tâm: Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Sơn Thủy Tiên 

Tác dụng của cây đuôi chồn

Cây đuôi chồn được ghi nhận có rất nhiều tác dụng tốt. Vì thế loài cây cảnh phong thủy này đang trở thành lựa chọn ưu tiên của đông đảo khách chơi cây cảnh. Vậy cụ thể cây đuôi chồn có tác dụng gì? Bạn có thể điểm danh các tác dụng nổi bật như là:

  • Trang trí không gian

Đuôi chồn là loài cây cảnh để bàn đẹp. Cây sở hữu kiểu dáng, màu sắc đặc trưng không thể lẫn lộn. Vậy nên trên thực tế cây được sử dụng nhiều với vai trò làm vật trang trí không gian. Từ cảnh quan thiên nhiên sân vườn đến không gian nội thất bên trong đều có thể trở nên cuốn hút, đẹp mắt với sự hiện diện của cây.Trang trí không gian bằng chậu cây cảnh đuôi chồn

Đặc biệt với màu xanh tươi mát, cây đuôi cáo có thể trồng, kết hợp với rất nhiều loài cây khác. Tất cả cùng nhau tạo nên một tổng thể cảnh quan tự nhiên hài hòa, tinh tế ai nhìn cũng mê. Nhờ đó mang đến không gian sống xanh, trong lành và gần gũi.

Cây Đuôi Chồn - Ý nghĩa, Cách trồng và chăm sóc
  • Hỗ trợ, chữa trị bệnh

Ngoài tác dụng làm đẹp, trang trí không gian thì đuôi chồn còn được ghi nhận như một loại “thảo dược”. Từ y học cổ truyền cho đến y học hiện đại đều kết luận về những tác dụng bất ngờ của loài cây này. Cụ thể:

Chống viêm: Tác dụng y học đầu tiên của cây chính là khả năng chống viêm. Theo đó các nghiên cứu nêu rõ trong thành phần cây đuôi chồn có chứa nhiều Flavonoid. Đây là thành phần chống oxy hóa với đặc tính kháng viêm cao.

Cây Đuôi Chồn - Ý nghĩa, Cách trồng và chăm sóc

Chữa lành vết thương: Theo y học hiện đại thì những hoạt chất chiết xuất từ loài cây cảnh đuôi chồn có thể giúp kích thích sự tăng sinh của các tế bào nội mô. Từ đó hỗ trợ chữa lành vết thương nhanh chóng cũng như bảo vệ cơ thể.

Kháng chuẩn: Một số nghiên cứu y học hiện đại còn cho thấy đuôi chồn có chứa thành phần chất kháng khuẩn. Vì thế loài cây này khi chiết xuất sử dụng có thể mang đến công dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng.

Cây Đuôi Chồn - Ý nghĩa, Cách trồng và chăm sóc

Hỗ trợ tiêu hóa: Đuôi chồn được chứng minh có chứa thành phần ethanol. Theo đó thành phần này có trong rễ của cây. Vì thế khi được chiết xuất sử dụng thì loài cây này có thể giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt.Đuôi chồn được chứng minh có thể hỗ trợ chữa trị bệnh theo y học

Phòng ngừa bệnh xương khớp: Y học hiện đại đã tìm ra 12 thành phần trong cây đuôi chồn có khả năng kích thích hoạt động tế bào osteoblast ở người. Nhờ vậy loài cây này có thể kích thích sản sinh enzyme Phoshatlaza kiềm. Từ đó giúp cơ thể con người có thể hấp thụ tối đa canxi. Điều này đồng nghĩa dịch khớp được sản sinh, sụn khớp được tái tạo,…giúp phòng ngừa bệnh xương khớp. Nhất là bệnh loãng xương, thoái hóa khớp.

Cây Đuôi Chồn - Ý nghĩa, Cách trồng và chăm sóc

Đặc biệt trong cây có chứa thành phần protein. Đây là thành phần có tác dụng chống oxy, chống viêm. Vì thế sử dụng chiết xuất từ cây sẽ giúp bảo vệ cơ thể được các bệnh lý nhiễm khuẩn ở xương. Ví dụ:

  • Viên khớp
  • Phong thấp
  • Viêm đa khớp dạng thấp

Một số tác dụng khác: Ngoài những tác dụng y học kể trên thì cây đuôi cáo còn được chứng minh có thể hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh khác. Ví dụ như là:

  • Chống trầm cảm
  • Giảm đau
  • Giải độc
  • Khắc phục tình trạng tiêu chảy
  • Hỗ trợ điều trị hen suyễn
  • Hỗ trợ chữa sỏi tiết niệu
  • Điều trị chứng tiểu són
  • Hỗ trợ điều trị ho
  • Hạ sốt

Có thể bạn quan tâm: Đặc điểm và ý nghĩa Hoa lan tím

Cây Đuôi Chồn - Ý nghĩa, Cách trồng và chăm sóc

Ý nghĩa của cây đuôi chồn

Cây tùng đuôi chồn ẩn chứa trong mình nhiều tác dụng. Tuy nhiên bên cạnh đó loài cây này còn mang ý nghĩa tốt đẹp theo phong thủy.

Cụ thể, cây đuôi chồn phong thủy đại diện cho sự may mắn. Những người trồng, chăm sóc cây trong nhà sẽ được bao bọc, chở che. Những luồng năng lượng xấu, tiêu cực sẽ được cây bài trừ, đẩy ra thật xa. Đồng thời kéo đến cho gia chủ năng lượng tốt, may mắn.Đuôi chồn là loài cây mang ý nghĩa may mắn

Vậy nên trang trí không gian bằng loài cây này hứa hẹn sẽ giúp cuộc sống của gia chủ thêm phần hạnh phúc, may mắn. Dù cuộc sống hay công việc thì con đường đi cũng sẽ trở nên dễ dàng, ít khó khăn, chông gai hơn. Đặc biệt nếu tặng nhau những chậu cây đuôi chồn sẽ như thay cho lời chúc về cuộc sống sung túc, phát tài.

Tuy nhiên theo phong thủy đuôi chồn thuộc hành Mộc. Vì thế những người mệnh Hỏa, mệnh Mộc là lý tưởng nhất để trồng, chăm sóc cây trong nhà. Nhất là người tuổi Mậu Tý.

Cách trồng, chăm sóc cây đuôi chồn

Cây tùng đuôi chồn là loại cây dễ sống, có khả năng sinh trưởng nhanh. Vì thế cách trồng cây đuôi chồn và chăm sóc cây khá đơn giản. Theo đó nếu bạn chưa rõ có thể tham khảo các như sau:

Cách trồng cây

  • Chuẩn bị đất trồng: Trồng cây đuôi chồn bạn có thể chọn 2 phương pháp. Bao gồm trồng thủy sinh và trồng bằng đất. Trong đó nếu bạn trồng cây trong môi trường đất thì cần phải chuẩn bị đất trồng. Cụ thể, bạn cần lưu ý đuôi chồn là loài cây ưa ẩm. Vì thế khi chuẩn bị đất trồng bạn cần chọn loại giàu hữu cơ, có độ tơi xốp. Đặc biệt đất cần trộn với xơ dừa, mùn cưa hay ít phân hữu cơ. Như vậy thì đất sẽ tơi xốp, dinh dưỡng đảm bảo cây trồng phát triển, sinh trưởng tốt nhất.
  • Chuẩn bị chậu trồng cây: Bạn có thể chọn nhiều loại chậu khác nhau để trồng cây. Chỉ cần đảm bảo chậu trồng được thiết kế có lỗ thông nước là được.

Trồng cây đuôi cáo khá đơn giản

  • Chọn giống: Đuôi chồn hiện nay được trồng nhiều bằng cây con tách bụi. Bởi vì so với cách trồng cây bằng hạt giống thì phương pháp này nhanh chóng hơn. Vậy nên khi bạn muốn trồng cây đuôi chồn để trang trí không gian có thể chọn cách tách bụi. Đơn giản, bạn chỉ cần tách mầm cây ra khỏi gốc mẹ. Thông thường bạn nên chờ cây con phát triển khoảng 10cm rồi tách nhẹ nhàng. Bạn chú ý cẩn trọng không làm hư mầm, rễ cây. Ngoài ra, cách khác là bạn có thể chọn mua cây giống bán sẵn.
  • Trồng cây: Việc trồng cây cơ bản rất đơn giản. Chỉ cần bạn cho đất vào chậu trồng cây. Bạn chú ý chỉ nên cho đất ngang chừng 3 phần chậu. Sau đó, bạn cho cây giống vào chậu và lấp đất trồng như các loại cây khác là được. Cuối cùng, bạn tưới nước thật đẫm cho cây trong lần đầu. Như vậy là bạn đã trồng xong cây cảnh đuôi chồn và có thể đem đặt ở vị trí ưa thích.

Cách chăm sóc cây

Sau khi trồng cây bạn phải biết cách chăm sóc. Bởi vì quá trình chăm sóc cây đuôi chồn sẽ quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Cụ thể ở đây bạn hãy chú ý đến các yếu tố sau khi chăm sóc cây đuôi chồn:Chăm sóc cây phát triển tốt

  • Tưới nước: Đuôi chồn ưa ẩm nên bạn cần cung cấp nước thường xuyên cho cây. Tuy nhiên bạn cũng không nên tưới quá nhiều tránh làm cây bị thối rễ, bị chết. Tốt nhất bạn hãy tưới nước cho cây 2 ngày/1 lần. Nếu trường hợp đất khô hay thời tiết nắng gắt bạn có thể tưới nhiều lần hơn.
  • Bón phân: Nhu cầu về dinh dưỡng của cây không cao nhưng để cây phát triển nhanh, tươi tốt bạn cần bón phân. Thông thường bạn có thể sắp xếp thời gian để bón phân cho cây 1 lần/3 tháng. Chỉ cần hòa ít phân NPK vào nước rồi tưới cho cây là được.
  • Ánh sáng: Đuôi chồn được biết đến với đặc điểm ưa sáng bán phần. Vì thế vị trí trồng cây tốt nhất là nơi cửa sổ, ban công,…Tuy nhiên nếu trường hợp bạn trồng cây ngoài trời cần đảm bảo thiết kế che chắn. Còn trường hợp bạn trồng trong nhà thì hãy nhớ đem cây phơi nắng 2 giờ nhé.
  • Phòng sâu bệnh: Khi chăm sóc cây bạn chú ý cắt tỉa những cành lá bị úa vàng, hư hỏng. Đồng thời nếu cây bị nấm, sâu bệnh thì cần xử lý nhanh, dứt điểm.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan cẩm cù ra hoa nhanh 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.

Xin đừng copy của tui :)

0354 030 468