Lan ý ngọc: Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

Lan ý ngọc là một loại lan mang nét đẹp yêu kiều và tinh khiết, được nhiều người ví như nàng công chúa. Ngày nay, số lượng người chơi lan và muốn tìm hiểu về lan ngày càng tăng theo cấp số nhân. Bởi mỗi một loại hoa lan khác nhau đều mang một vẻ đẹp và ý nghĩa riêng biệt. Có người cho rằng hoa lan ý ngọc khó chiều, nhưng nhiều người lại cảm thấy loại lan này rất dễ trồng. Vậy thật sự nguyên nhân nằm ở đâu, cách trồng và chăm sóc hoa lan ý ngọc như thế nào, hãy tìm hiểu cùng Nông Nghiệp Đẹp trong bài viết ngay sau đây.

Lan ý ngọc: Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

Lan ý ngọc là gì?

Lan ý ngọc hay còn gọi là Hoàng thảo ý ngọc, cái tên rất hay khiến người ta phải tò mò ngay từ lần đầu được nghe. Lan ý ngọc có tên khoa học là Dendrobium transparens, thuộc dòng lan thân thòng, lá mỏng, màu xanh mướt. Đặc biệt hoa lan ý ngọc phải trải qua một mùa nghỉ ngơi (ngủ đông) để ra hoa, hoa mọc thành từng chùm 2 – 3 hoa trên mỗi đốt thân. Sự kết hợp hài hòa giữa màu trắng và tím tạo nên nét đẹp tinh khiết của loài hoa này. Một nhược điểm của lan ý ngọc là mùi hương rất lạ, nếu ngửi gần hoa sẽ có mùi hắc. Thời gian chơi hoa kéo dài khá lâu từ 15 – 20 ngày.

Lan ý ngọc: Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

Cách nhận biết lan ý ngọc

Để nhận biết đúng loại hoa lan bạn muốn tìm đòi hỏi bạn phải nắm rõ những đặc điểm nhận dạng một cách chi tiết. Nhiều loại hoa lan rất dễ bị nhầm lẫn, dựa vào điểm yếu của người mới chơi lan mà nhiều nhà vườn đã bán những giống lan không đúng với tên gọi. Hoa lan ý ngọc mang những đặc điểm khá độc đáo, không khó để nhận ra chậu lan ý ngọc lẫn lộn với các loài lan khác. Đầu tiên phải kể đến cách sắp xếp hoa trên cành, mỗi đốt thân gồm 2 – 3 bông hoa mọc thành từng cụm. Cánh hoa có màu trắng tinh khiết, lưỡi hoa màu tím như hoa bèo, màu sắc hoa biến thiên từ tím đến trắng. Mùi hương của hoa khá độc đáo, chúng không có hương thơm như những loại lan khác, mùi hơi hắc mà nhiều người ví như mùi con gián. Thân cây nhỏ dần về phía ngọn, cây ra lá rất ít, mọc theo kiểu so le, mùa Thu rụng lá để ngủ đông chuẩn bị cho mùa hoa nở.

Lan ý ngọc: Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

Đặc điểm của lan ý ngọc

Điều kiện ngoại cảnh

Mặc dù lan ý ngọc rất dễ chăm sóc nhưng bạn đừng quá chủ quan mà bỏ qua những điều cần thiết về điều kiện ngoại cảnh để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cây. Hoa lan ý ngọc rất ưa mát, nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ 20 – 30 độ C. Cây ưa ánh sáng nhưng không được quá gay gắt, thông thường chúng phát triển tốt nếu được che chắn 30% ánh sáng. Điều kiện ẩm ướt, nhiều nước không thích hợp cho cây phát triển, yêu cầu gió nhẹ, mùa bão phải che chắn, bảo vệ cây khỏi bị hư hỏng.

Có thể bạn sẽ thích: Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc lan cẩm cù ra hoa nhanh 

Nơi phân bố

Hoàng thảo hoàng ý ngọc phân bố khắp vùng nam Á. Tại nước ta, đây là một loại lan đặc trưng của vùng Điện Biên, Lai Châu và Sơn La. Trong đó, lan ý ngọc Điện Biên rất được nhiều người ưa chuộng.

Lan ý ngọc: Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

Mùa lan ý ngọc ra hoa

Hoa lan ý ngọc sau khi ngủ đông khoảng 1 – 2 tháng chúng sẽ nở hoa vào mùa Xuân, thường vào tháng 4 dương lịch.

cách trồng lan ý ngọc

Hoa lan ý ngọc khoe sắc thắm

Chuẩn bị trồng lan ý ngọc

Chọn giống và xử lý giống

Hãy đảm bảo rằng bạn đang chọn mua giống tại các cơ sở uy tín. Lan ý ngọc thường được trồng bằng thân, do đó khi chọn mua cây giống bạn nên chọn những chậu có thân cây còn tươi, cành lá xanh tốt, không bị nhiễm sâu bệnh.

Chọn giá thể trồng

Giá thể là nơi giúp cây trồng đứng vững, hút chất dinh dưỡng, từ đó cây phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên ở một số giống lan, cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển mà không cần giá thể. Lan ý ngọc cũng tương tự như những loại lan khác, có thể được ghép trên dớn bảng hoặc trồng trong chậu. Giá thể sử dụng để trồng lan ý ngọc có thể là xơ dừa, vỏ thông, gỗ lũa, than củi, …

Trước khi trồng, xử lý giá thể là bước quan trọng và cần thiết phải thực hiện để loại bỏ hết nấm bệnh có trong giá thể. Ngâm giá vào dung dịch nước vôi trong trong vòng 3 – 5 ngày và xả lại bằng nước sạch sau đó tiến hành trồng.

Lan ý ngọc: Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc

Cách trồng lan ý ngọc theo các bước

Sau khi xử lý giá thể xong, bước tiếp theo là xử lý giống trước khi trồng. Cây giống đem về cần phải được loại bỏ sạch sẽ các lá già, cắt bớt rễ chỉ chừa lại khoảng 2cm tiện cho việc cố định cây.

Tiếp đến tiến hành ngâm phần rễ vào dung dịch Physan 20SL trong vòng 10 phút, vớt ra treo ngược cây lên cho khô ráo. Ngâm thuốc kích rễ B1 hoặc Atonik trước khi trồng hoặc phun lên giá thể sau khi trồng đều được. Đổ giá thể vào chậu trước khi trồng cây, đặt cây vào vị trí giữa chậu và cố định lại bằng dây buộc, tránh để cây lung lay, sai lệch vị trí ghép. Lưu ý không được lấp kín gốc, phải để phần gốc thông thoáng. Sau khi trồng, treo chậu cây vào nơi thoáng mát, có gió nhẹ, cần che nắng cho cây trong 1 tháng đầu tiên trước khi cây nhú mầm rễ mới.

Cách chăm sóc lan ý ngọc sau trồng

Trồng cây thành công chỉ là bước đầu, cây sống và phát triển tốt hay không lại phụ thuộc vào kỹ năng chăm sóc. Nếu chăm sóc tốt thì cây phát triển xanh tươi, ra hoa đẹp và ngược lại.

Nước tưới

Cây lan ý ngọc ưa ẩm nhưng không chịu úng. Trong thời gian đầu khoảng 1 tháng lúc mới trồng nên làm mái che mưa cho cây, giai đoạn này định kỳ phun phân bón và thuốc phòng bệnh 7 ngày/ 1 lần. Tùy vào điều kiện thời tiết mà điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp. Nhiệt độ không quá 30 độ C, nếu treo cây dưới trời nắng gắt cây rất dễ bị tuốt lá và chết. Cây ưa sáng nên sau đó 1 tháng tiến hành đưa cây ra ngoài mát, nơi thông thoáng, độ che phủ ánh sáng khoảng 70% là phù hợp.

Bón phân

Sau khi cây xuất hiện rễ mới được khoảng 5cm, tiến hành bón phân tăng cường dinh dưỡng cho cây. Những người chơi lan sành sỏi cho rằng nên bón nhiều phân hữu cơ hơn vô cơ. Phân hữu cơ được khuyến cáo sử dụng nhiều nhất là những loại phân chậm tan ví dụ như phân bò khô hoặc phân trùn quế, gói phân vào trong túi lưới, đặt vào gần gốc và tưới nước cho phân ngấm từ từ nuôi cây. Sau đó chỉ cần bổ sung thêm các yếu tố trung và vi lượng 2 – 3 lần/1 tháng.

Phòng trừ sâu bệnh

Hầu hết nguyên nhân dẫn đến bệnh tật đều rất có liên quan đến chế độ chăm sóc. Nếu vườn lan không được kiểm soát tốt điều kiện môi trường, chế độ dinh dưỡng cũng như kinh nghiệm chăm sóc của mỗi cá nhân, chậu lan sẽ dễ bị tấn công bởi sâu bệnh hại. Bệnh phổ biến nhất trên lan ý ngọc là do nấm Phytophthora gây nên. Ngoài ra, nhện đỏ, thán thư cũng gây nguy hiểm cho giò lan nhà bạn. Biện pháp tốt nhất là phòng bệnh trước khi dịch bệnh có cơ hội tấn công. Thuốc phòng bệnh có thể dùng kasumin, antracol, Starter và Aliette, phun định kỳ 10 ngày/1 lần.Tiếp theo là nhện đỏ, chúng gây hại mạnh vào mùa khô, có thể sử dụng Perseu định kỳ 20 ngày/ lần.

Cách kích thích lan ý ngọc ra hoa

Hoa lan ý ngọc cần trải qua một mùa ngủ đông trước khi chúng ra hoa và nở rộ. Thời kỳ ngủ đông của hoa rơi vào mùa Thu kéo dài từ 1 – 2 tháng. Dựa vào đặc điểm đó người chơi lan hoàn toàn có thể tác động vào cây nhằm kích thích chúng ra hoa như ý muốn. Sau khi ngủ đông tiến hành tưới nước lại bình thường cho cây để kích thích cây bật mầm hoa, chú ý chỉ tưới phun sương và không tưới vào giả hành, nếu không cây sẽ mọc keiki và không cho hoa. Đối với một số vùng có điều kiện thời tiết nóng, để kích thích ra hoa cần bón bổ sung phân có nhiều lân và kali trước khi cây ngủ đông, tỷ lệ 6 – 30 – 30, phun 1 lần/tuần, phun từ 3 – 4 lần là được.

Lan ý ngọc đại diện cho các loại lan lá mỏng, ưa mát. Do đó sau khi đọc xong bài viết này bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách trồng và chăm sóc cho các loại lan khác cùng dòng. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì vui lòng liên hệ Hotline 0947.399.439 bạn nhé!

Sfarm.vn

Xem thêm: Hoàng thảo vôi – Cách trồng và chăm sóc tại nhà 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin đừng copy của tui :)