Đặc Điểm Cấu Tạo Của Hoa Lan

Đặc Điểm Cấu Tạo Của Hoa Lan cũng gần giống như những thực vật khác

Hình thái của Hoa lan

A. Cơ Quan Sinh Dục Của Hoa Lan

Cơ quan sinh dục của tất cả Hoa Lan chủ yếu có 7 bộ phận: 3 lá dài, 3 cánh hoa, 1 trụ (trục hợp nhụy, phần sinh dục).

♦ 3 lá dài: thường cùng màu nằm ở phía sau.

♦ 3 cánh hoa: nằm kề bên trong, 2 cánh bên thường giống nhau về màu sắc và hình dạng. Cánh còn lại nằm phía dưới, thường có màu sắc và hình dạng đặc sắc, khác hẳn 2 cánh bên trên; còn được gọi là môi hay lưỡi. Chính cánh môi này quyết định giá trị thẩm mỹ của hoa Lan.

Trước khi hoa nở, môi nằm ở vị trí phía trên, nhưng khi hoa nở nó đã bị xoay đi 180o làm cho môi quay xuống phía dưới tạo thành một bãi đáp cho côn trùng đến thụ phấn.

Chính một cánh biến thái này khiến cho hoa Lan khác hẳn với những hoa khác.

♦Trụ (nhụy):

Ở giữa hoa có một cái trụ nổi lên, đó cũng là phần sinh dục của hoa, giúp duy trì nòi giống của cây Lan. Trụ gồm chung hai phần đực và cái phối hợp lại nên còn gọi là Trục Hợp Nhụy.

Phần đực nằm bên trên của trụ, thường có nắp che chở, bên trong chứa phấn khối (màu vàng).

Phần cái nằm ở dưới cái mõ có hóc lõm còn gọi nuỗm có chứa chất nhầy để giữ các hạt phấn khi chúng chạm vào, đó cũng là nơi tiếp nhận phấn hoa của bộ phận đực trong sự thụ phấn để thành lập trái về sau. (Phấn hoa dính lại thành khối, không dời từng hạt như ở các loại hạt khác.)

Sự hiện diện của trụ là phần hợp nhất của bộ phận sinh dục đực và cái. Đó là đặc điểm quan trọng chỉ có ở Phong Lan.

Tóm lại, Hoa Lan tổ chức theo kiểu tam phân: 3 lá dài, 3 cánh hoa, 3 tâm bì.

♦ Bầu noãn:

Tiếp nối với trụ là bầu noãn. Bên trong bầu noãn có một buồng do 3 phần làm ra gọi là 3 tâm bì. Trong buồng ấy chứa vô số những hạt nhỏ li ti gọi là tiểu noãn, nằm theo chiều dài của tâm bì còn gọi là 3 đường thai tòa. Sau khi thụ phấn và thụ tinh thì các tiểu noãn sẽ biến đổi và phát triển thành hột trong khi bầu noãn sẽ to ra và thành trái. Trái chin sẽ nứt ra theo 6 đường dọc và đường thai tòa để phóng thích hột ra ngoài.

B. Cấu trúc

– Căn cứ vào cấu trúc của cây Lan, đa số tập trung vào 2 nhóm: Đa Thân và Đơn Thân.

Nhóm Đơn Thân gồm có: Vanda, Phaleanopsis ( Hồ Điệp ), Aerodes, Rhychostylis, Mokara,… Đây là nhóm cây chỉ tăng trưởng theo chiều cao. Ở nhóm này là được thành hai hàng đối nhau, lá trên một hàng xen kẽ với hàng kia. Ở một số giống như Phaleanopsis các đốt rất ngắn và lá trở nên dài đặc.

Nhóm Đa Thân:

♦ Đây là nhóm phát triển theo chiều ngang và đi tới, cây tăng trưởng liên tục. Nhóm này chia làm 2 nhóm phụ, căn cứ vào cách ra hoa:

  • Nhóm ra hoa ở đỉnh ngọn: gồm Laelia, Cattleya,… (ra hoa ở giả hành mới)
  • Nhóm ra hoa ở thân: Dendrobium, Cymbidium, Oncidium,…

o Nhóm này giả hành rất biến động, có nhiều hoa, giả hành ở dạng thân cây. Các loài của giống Dendrobium thường cho các giả hành mới trên ngọn thân giả hành cũ. Mỗi đợt tăng trưởng mới bắt đầu khi các mắt phát triển. Cánh hoa cũng thay đổi, vài loài hoa các giả hành mới như: Laelia, Cattleya,… còn các loài khác được hình thành trên các giả hành cũ như: Dendrobium, Epidendrum,…

♦ Giả hành:

Có sự biến động rất lớn về giả hành của Lan từ giống này sang giống khác và ngay trong cùng một giống. Giả hành của Lan chỉ xuất hiện trên các loài Lan thuộc nhóm đa thân. Giả hành là bộ phận rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của Lan. Khác với các loài thực vật khác, giả hành tuy là thân nhưng lại chứa diệp lục tố, đây là bộ dự trữ chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển giả hành mới, sau khi Lan trổ hoa và nghỉ ngơi. Giả hành cũng là cơ quan dự trữ nước, vì thế nếu sự thiếu nước xảy ra thì các nhóm đa thân duy trì sự sống lâu hơn nhóm đơn thân.

Giả hành có nhiều dạng: dạng hình thoi như: Cattleya,…; hình trụ như: dendro,…; hình tháp như Cymbidium,…;…

♦ Thân:

Thân Lan không có nhiều bộ phận dự trữ chất dinh dưỡng và nước khoáng như giả hành. Thân Lan chỉ có ở các loài đơn thân (chỉ có một số loài thuộc giống Dendrobium và Epidendrum vừa có thân vừa có giả hành). Thân thường biến động rất lớn từ 10-20cm và có thể cao 3-4m hoặc cao hơn nữa.

Thân thường mang rễ và lá. Ở nhóm đơn thân, rễ và lá thường mọc theo hai chiều thẳng góc nhau. Phát hoa cũng xuất hiện trên thân từ các nách lá, phát hoa thường mọc song song với lá và thẳng góc với rễ.

♦ Lá: Tùy theo loài mà Lan thường có nhiều loại lá khác nhau. Lá có những loài bản rộng, bìa lá có thể có răng cưa. Lá có thể mọc đối xứng hoặc không. Đuôi lá có thể tròn hoặc nhọn hoặc khuyết. Tuy nhiên điểm chung nhất ở các loài Lan là lá thường rộng, dài gắn và thân hoặc giả hành bởi một cuống lá dài hay ngắn. Cấu trúc và trạng thái của lá có thể cho biết một số điều sau:

o Lá càng dày: chịu hạn tốt.

o Lá mỏng và mềm: phải thường xuyên tưới nước và giữ ấm.

o Lá hình que, hình trụ: thể hiện chịu nắng tốt, có thể chịu trực tiếp ánh sáng sáng của Mặt trời.

♦ Căn hành: chỉ có ở Lan đa thân. Căn hành là nơi cấu tạo các cơ quan dinh dưỡng mới, trên căn hành có nhiều mắt sống, chết hoặc lưu niên. Chính tại giả hành tiếp xúc với căn hành từ 1 đến 2 mắt. Mắt là nơi hình thành những giả hành mới. Căn hành cũng mang rất nhiều rễ để nuôi sống cây Lan. Do đó, căn hành là bộ phận quan trọng nhất cho việc duy trì và phát triển số lượng Lan theo phương pháp cắt chiết thông thường.

♦ Rễ: Ở loài Lan đa thân, rễ thường được hình thành từ căn hành. Rễ loài Lan đa số có hình trụ, thường rất dài và phân nhánh. Ở các loài đơn thân thì rễ mọc thẳng từ thân và xen kẽ với lá. Trên bề mặt rễ Lan có sự cấu trúc đặc biệt khác với những loài thực vật khác: đó là chất mô xốp. Chúng thường có màu trắng nhưng khi được thấm nước chúng trở nên xanh trong, chất liệu này hết sức quan trọng, có tác dụng hút nhiều nhất và nhanh nhất. Vì vậy, để phát triển chúng phải có sự đột biến giữa khô và ướt. Do đó, cây Lan cần điều kiện thông thoáng của rễ bằng cách điều chỉnh chế độ tưới sao cho hợp lý, không nên tưới quá nhiều nước. Trạng thái của rễ cũng thể hiện trạng thái của cây Lan có phát triển tốt hay không. Tưới nước nhiều, bón phân không thích hợp, sự phân hủy của giá thể (đất trồng) sẽ đem đến sự ức chế cho rễ, làm cho rễ ngưng phát triển.

Fanpage Facebook

.
.
.
.

Xin đừng copy của tui :)

0354 030 468