Việc phân biệt các loại lan rừng quý hiếm và thường gặp. Với người chơi lan và dân ngoại đạo vẫn còn khó khăn. Vì các loại lan ở nước ta hiện nay là rất nhiều và lẫn lộn. Do vậy bài viết dưới đây xin chỉ ra 7 loại lan rừng quý hiếm cũng như các loại lan rừng thường gặp ở nước ta.
7 loại lan rừng quý hiếm ở nước ta
Mặc dù có giá đắt đỏ. Nhưng các loại lan rừng quý hiếm dưới đây vẫn được các đại gia chơi lan thường xuyên săn lùng:
- Hoàng thảo kèn là một trong các loại lan rừng quý hiếm và đắt tiền. Không phải ai cũng đủ điều kiện kinh tế để chơi. Giá lan rừng này rơi vào 3 triệu đồng/cây..
- Lan Trần Tuấn được phát hiện bởi chuyên gia Trần Tuấn Anh. Loại lan này có mùi thơm nhẹ, giá bán rơi vào khoảng 2 triệu đồng.
- Lan Trầm tím với nét rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ. Đây là một loài hoa quý hiếm có giá trị kinh tế rất cao (hơn 1 triệu đồng/cây).
- Đơn cam là một trong các loại lan rừng quý hiếm. Được dân chơi lan săn lùng nhiều nhất hiện nay. Để sở hữu một giỏ lan Đơn Cam không dễ vì hiện nay nó ngày một khan hiếm ở Việt Nam.
- Lan giả hạc có mùi thơm dễ chịu. Hoa nở từ 7-10 ngày mới tàn, khi hoa tàn vẫn giữ lại mùi hương. Một kg Lan giả hạc có giá gần 1 triệu đồng.
- Lan kiều dẹt: Là loại lan rừng quý hiếm được ưa thích bởi màu vàng tươi. Mùi thơm dễ chịu và hoa chùm đẹp mắt. Giá bán lan kiều dẹt khoảng 600.000 đồng/kg
- Trúc phật bà là giống lan mà bất kỳ một người chủ vườn lan nào cũng muốn sưu tầm. Hoa với nhiều cánh xòe rộng mang ba màu: vàng, trắng và phơn phớt tím rất tinh tế.
Các loại lan rừng thường gặp
Lan đơn thân
Lan đơn thân là một trong các loại lan rừng thường gặp ở nước ta. Chúng sống bám trên vách đá hoặc trên thân cây. Thân lan phát triển dài theo một trục. Các loại lan đơn thân thường có xuất xứ tại các vùng núi có độ cao trung bình và thấp. Dễ trồng và ra hoa ở miền Bắc.
Theo hình của cây và yêu cầu về nuôi trồng thì loại lan rừng thường gặp này có thể chia thành 2 dạng:
Lan có rễ khí
- Thân lan cây lớn, vươn dài. Rễ mọc từ nhiều điểm dọc theo chân, buông dài trong không khí hoặc bám vào các vật cứng ở gần. Cách trồng lan này thường là buộc vào gỗ để treo lên hoặc buộc vào thân cây ở trong vườn. Có thể trồng lan trong chậu nhưng chỉ giúp làm giá đỡ cho cây, còn rễ lan cần được phát triển tự do. Đây là nhóm lan rừng thường gặp và rễ trồng nhất. Gồm các loại chi lan đáng chú ý gồm: Chi Lan Giáng hương (Aerides): Có 8 loại, là loạn lan đơn thân được ưa chuộng nhất bởi chùm hoa dại, màu sắc tươi tắn và hương thơm dễ chịu.
- Quế Lan Hương (Aerides odorata) hay còn gọi là giáng hương thơm: Thân cây dài tới 1m, mập, hình lá dài khoảng 15 – 30 cm. Hoa thơm, có màu trắng tinh hoặc phớt hồng. Loài lan này thường gặp ở vùng núi đất thấp và vùng núi đá.
- Lan Giáng hương Quế nâu (Aerides houlletiana) hay là Tam bảo sắc: Có thân dài, lá hình dải, mảnh hơn Lan giáng hương thơm. Cụm hoa rủ, lớn, xếp dài. Thường gặp ở các tỉnh Nam và Trung bộ, là loại lan đặc trưng ở dãy Trường Sơn. Mọc chủ yếu ở vùng đất có độ cao thấp.
- Lan Giáng hương nhiều hoa (Aerides multiflora) người chơi lan gọi là Lan đuôi cáo: Có thân mập, ngắn, lá hình dải. Cụm hoa rủ, nhỏ xếp dài thành bông, có màu trắng đốm tím ở đỉnh và gốc. Loại lan này mọc rải từ Bắc và Nam chủ yếu trên vùng đất có độ cao thấp.
- Chi lan Van đa (Vanda)
- Ở nước ta có 7 loại Chi Van đa được ghi nhận. Loại lan này rất được ưa chuộng bởi hoa lớn, màu đậm, có hương thơm lâu và bền. Kích thướng thân dài, lớn, thích hợp dùng để trang trí nội thất.
- Lan Chi Van Đa có xuất xứ từng vùng núi cao trung bình hoặc đất thấp nên hầu hết lan chi van đa đều dễ trồng, ra hoa được tại Hà Nội.
- Lan Van đa Chanh (Vanda fuscoviridis): Lan có thân mập, nhiều rễ. Lá hình dải, dài. Cụm hoa dài khoảng 10-15cm. Hoa lớn, xếp thưa, mép viền vàng chanh. Gốc màu trắng, cánh môi có màu vàng chanh. Loại lan này thường gặp ở các tỉnh vùng Đông Bắc như Cao Bằng trên núi đá vôi ở độ cao thấp.
Lan có thân ngắn, rễ chùm
Loại lan rừng thường gặp là có thân rất ngắn, rễ mọc thành chùm ở gốc cây. Do đó chúng thường được trồng ở trong chậu để rễ chen kín hoặc bám gỗ. Hầu hết các loại lan này thường được dùng trang trí cho môi trường nội thất hoặc không gian hẹp phổ biến gồm:
- Lan Tóc tiên Bắc (Holcoglossum lingulatum).
- Chi Lan Hồ điệp (Phalaenopsis).
- Lan Hồ điệp Ẩn (Phalaenopsis mannii).
Phong lan đa thân
Là loại lan rừng thường gặp phát triển trục theo chiều ngang, trên đó nảy chồi thành nhiều thân gọi là củ giả hoặc hành giả. Các loại lan đa thân phổ biến tại nước ta bao gồm:
- Chi Lan Hoàng thảo (Dendrobium): Đây là một loại lan rừng lớn trong họ nhà lan. Số lượng chi lan Hoàng Thảo ở nước ta có tới 107 loài. Lan Hoàng Thảo có mặt ở các vùng sinh thái trong cả nước, được trồng chủ yếu tại các vùng núi cao trung bình hoặc núi thấp.
- Nhóm lan Hoàng Thảo: Đặc điểm là có giả hành dài, lá phát triển trên toàn bộ giả hành. Cánh môi phẳng, hoa lớn. Ít hoa, phát triển toàn bộ chiều dài của giả hành, cuống hoa vuông góc với trục giả hành. Loại cây này tương đối dễ trồng tại các vùng núi có độ cao trung bình hoặc thấp.
- Lan Hoàng thảo dẹt: Hay còn gọi là Thạch lộc hay cẳng gà, có giả hành dẹt lớn dần, đỉnh màu vàng óng, lá thuôn hình dải, cụm hoa ngắn, 1 – 3 hoa lớn phát triển trên thân rụng lá. Hoa có màu tím pha hồng. cánh môi hoa có đốm màu đỏ, hoa thơm. Loại hoa này thường gặp ở cả 2 miền Nam, Bắc ở những nơi có độ cao trung bình hoặc thấp.
Trên đây là các loại lan rừng quý hiếm và thường gặp mà những ai yêu thích loại cây này có thể tham khảo. Mặc dù các loại lan rừng quý hiếm có giá đắt đỏ nhưng với vẻ đẹp độc đáo, mùi thơm dễ chịu cũng… Thì việc chúng ta bỏ số tiền lớn để mua lan hoàn toàn đáng đồng tiền bát gạo.
Xem thêm: Bí quyết chăm sóc lan Kim điệp vàng cho hoa đẹp