Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Sơn Thủy Tiên

Sơn thủy tiên có tên khoa học là Dendrobium Chrysotoxum var. Suavissimum là một biến thể của lan Hoàng lạp. Họng hoa của bông hoa Sơn thủy tiên có màu đỏ nâu hoặc nâu tím hoặc tím thẫm hoặc tím đỏ hoặc đỏ thẫm khác với hoa hoàng lạp màu vàng nhạt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về loài hoa lan sơn thủy tiên bạn nhé!

hoa lan sơn thủy tiên

Nguồn gốc xuất xứ

Lan sơn thủy tiên có có tên gọi khác theo tiếng latin là Dendrobium Chrysotoxum var. Suavissimum. Đây là một biến thể của dòng lan hoàng lạp. Thực tế thì Sơn thủy tiên hiện nay ở Việt Nam là rất quý hiếm nên nếu bạn có may mắn sở hữu được một giỏ thì đó chính là một báu vật. Mặc dù không quá đắt đỏ song muốn sở hữu thì tương đối khó.

Giả hành khi còn non thì có màu xanh nhưng lúc trưởng thành và già hơn thì nó chuyển sang màu vàng và bóng. Độ lớn của giả hành tùy thuộc vào cây phân bổ ở vùng miền nào. Có giống lan Sơn thủy tiên giả hành mập ú mà khúc ngắn nhưng có giống lại nhỏ như cây đũa và dài. Hoặc có những giả hành to ngang với lon bia Heniken nhưng có giống lại chỉ bằng ngón tay.

hoa lan sơn thủy tiên

Cách phân biệt lan thủy tiên và lan hoàng lạp

Để phân biệt được hai giống lan này với nhau rất khó, không thể dựa vào những đặc điểm nhân dạng bên ngoài mà có thể phân biệt được mà chỉ có thể đợi khi hoa nở ra mới có thể nhận biết được đâu là lan sơn thủy tiên, đâu là lan hoàng lạp.

Điểm khác biệt giữa hai loại hoa này đó chính là họng bông hoa. Với lan sơn thủy tiên thì họng hoa có màu đỏ nâu, nâu tím, tím thẫm, tím đỏ hay đỏ thẫm. Còn hoa hoàng lạp lại có màu vàng đặc trưng.

Nếu như bạn muốn mua hoa lan sơn thủy tiên mà sợ nhầm lẫn với lan hoàng lạp thì có thể dựa trên những đặc điểm này của hoa để phân biệt một cách chính xác nhất.Hoa lan Sơn thủy tiên nổi bật với phần họng hoa có màu nâu đỏ hoặc nâu tím

hoa lan sơn thủy tiên

Cách trồng hoa phong lan Sơn thủy tiên

  1. Chuẩn bị các nguyên liệu trồng

– Giống cây lan Sơn thủy tiên

– Chậu trồng

– Giá thể trồng

  1. Các bước trồng cây lan Sơn thủy tiên
  • Chọn, xử lý giống

Có thể bạn sẽ thích: Kỹ thuật tách chiết lan đạt chuẩn, tỷ lệ thành công cao

Nên chọn bụi, khóm còn cứng cáp, xanh, không bị dập nát hay lở loét, lá cây không đóm, rách thủng, càng có nhiều giả hành còn lá thì càng tốt. Khi chọn mua, nên chọn hàng khô, nếu bộ rễ lan đã bị ướt nhách thì khả năng chúng đã được ngâm nước để nặng cân. Mang giống này về trồng tỷ lệ chết rất cao.

Bạn nhớ quan sát mầm gốc, gốc, bộ rễ, lá, tốt nhất nên mua những giỏ lan mà có giả hành thế hệ sau dài và to hơn thế hệ trước.Hoa làm giống cần có hình thức khỏe mạnh, cứng cáp

hoa lan sơn thủy tiên
  • Thời điểm thích hợp để ghép Sơn thủy tiên

Thời gian ghép phù hợp nhất là khi mầm non ở gốc còn chưa bụng hay mới nhú và chưa có rễ non. Thế nhưng lúc nào ghép cũng được, quan trọng là bạn phải biết kỹ thuật chăm sóc sao cho đúng. Giả hành con đã có rễ dài thì khi mua về bạn phải chấp nhận là giống này sẽ không cho thêm rễ nữa hay rất khó để mọc rễ mới.

  • Xử lý giá thể

Lũa và gỗ: Chọn giá thể là lũa hay gỗ càng cứng thì càng tốt. Nếu là gỗ thì nên bỏ vỏ đi vì chỉ được 1-2 năm là vỏ sẽ bị mục, lúc đó đây sẽ là nơi sinh trưởng của sâu bọ, ốc sên, nấm khuẩn và khi vỏ không bong ra thì đồng nghĩa cây lan cũng bị bong luôn.

Chậu đất nung: Hoặc bạn cũng có thể chọn giá thể là chậu đất nung nhiều lỗ, trồng lan Sơn thủy tiên trong chậu này cũng được hay cho nó bám bao bọc xung quanh chậu đều được. Bên trong bỏ vỏ thông hay dớn vụn vào.

Dớn cục, dớn bảng cũng là một sự lựa chọn tốt, việc ghép lan lên hai giá thể này tương đối dễ thực hiện, dễ chăm sóc và còn dễ đóng vào thùng xuất đi xa.

Nếu bạn thích sự phá cách, có thể ghép lên gạch đá, ngói, bê tông, đất nung, ống nước…cũng được.Hoa lan Sơn thủy tiên có thể trồng trên nhiều loại giá thể khác nhau

Tuy nhiên với kinh nghiệm cá nhân đã tích lũy từ việc trồng thành công hàng trăm giỏ lan thì tôi khuyên bạn nên trồng bằng đất nung, chậu nhựa hoặc chậu gỗ. Bỏ vào trong là dớn sợi cắt nhỏ hay dớn ổ phụng xé nhỏ, có thể là vỏ thông 2x2cm. Vì Sơn thủy tiên ưa ẩm, giả hành vươn thẳng và vòi hoa lan Sơn thủy tiên cong ra tứ phía. Nên khi ra hoa sẽ trưng bày được ở nhiều nơi, có thể đặt trên bàn, trên giàn, trên ban thờ, giữa sân…

  • Xử lý giống

Bạn tiến hành cắt bỏ rễ già đã dập nát, rồi rửa sạch bằng nước lã. Tiếp đến ngâm trong dung dịch Physan tầm 5-20 phút (nếu ngâm quá thời gian sẽ bị hại cây). Bạn có thể thay Physan bằng dung dịch Benkona hay Nano Bạc.

Sau khi ngâm xong, để nơi khô ráo rồi ngâm tiếp trong chế phẩm kích cây, kích mầm, Atonik trong vòng 30-60 phút. Nếu ít cây thì có thể xịt thay vì ngâm cũng được.

atonik
  • Xử lý mầm bệnh

Trước khi trồng bạn nên xử lý qua giống cây lan để loại bỏ những phần rễ bị hỏng. Sau khi rửa sạch phần rễ cây thì ngâm toàn bộ cây vào dung dịch physan khoảng 15 đến 20 phút. Sau đó để khô ráo toàn bộ phần rễ rồi tiếp tục ngâm trong dung dịch B1 và Atonik để kích thích nảy mầm, chống sốc,..trong vòng 15 phút. Vậy là bạn đang xong công đoạn xử lý giống và có thể đưa vào trồng trong chậu được.Bạn cần xử lý cây trồng giống để đảm bảo cây sinh trưởng tốt hơn

  1. Chăm sóc

Sau khi ghép xong đặt cây vào chỗ mát, có ánh sáng tầm 50% là được. Mỗi ngày tưới 2 lần vào lúc sáng và chiều. Chờ cho đến khi cây hồi và đã quen với khí hậu rồi thì treo lan Sơn thủy tiên dưới một lớp lưới Đài hoặc Thái. Nên cho lan ăn nắng ngay khi cây còn chưa ra rễ và nảy mầm.

Trên đây là những thông tin liên quan đến hoa lan sơn thủy tiên do Nông Nghiệp Đẹp đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thật bổ ích liên quan đến hoa lan thủy tiên cũng như cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích để chăm sóc tốt cho cây hoa lan thủy tiên nhà bạn nhé!

Xem thêm: Cách trồng hoa lồng đèn nở hoa đẹp mê hồn 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *