3 cách chăm sóc lan dendro, hồ điệp, lan rừng mới mua về

Quá trình trồng lan bao gồm rất nhiều giai đoạn và kỹ thuật khác nhau. Một trong những giai đoạn quan trọng nhất đó chính là cách chăm sóc lan mới mua về sao cho đúng cách để cây phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với những ai chỉ mới tập tành chơi lan thì chắc hẳn vẫn chưa rõ các cách trồng lan con mới mua về. Chính vì vậy ngay sau đây, Nông Nghiệp Đẹp xin được chia sẻ đến bà con 3 cách chăm sóc lan dendro, hồ điệp, lan rừng mới mua về hiệu quả nhất.

5 bước xử lý cây lan giống mới mua về

Nếu bắt đầu trồng lan với những cây lan giống, bà con cần biết cách xử lý tốt và đúng cách để việc trồng các gốc lan này sau đó được thuận lợi hơn. Cụ thể, dưới đây là 5 bước xử lý cây lan mới được mua về mà bà con nên tham khảo và áp dụng:

Bước 1: Phơi lan mới mua về

Khi mới mua lan về, bà con nên tiến hành treo lan vài ngày ở những nơi râm mát. Thay vì trồng ngay vào chậu, việc xử lý bằng cách phơi lan sẽ giúp cho cây làm quen tốt hơn với khí hậu xung quanh và thích nghi tốt hơn với môi trường mới.

Khi mới mua lan về, bà con nên tiến hành treo lan vài ngày ở những nơi râm mát.

Bước 2: Xử lý rễ cho lan

Xử lý rễ là bước khá quan trọng mà bà con cần thực hiện trước khi trồng lan vào chậu. Để xử lý rễ cho lan đúng cách, bà con tiến hành cắt bỏ những phần rễ đen, chết, nếu rễ quá dài thì hãy cắt ngắn lại.

Sau đó, bà con phun nước để rửa sạch cây lan rồi tiến hành treo ngược ở nơi khô ráo, mát mẻ và tránh ánh nắng trực tiếp trong khoảng từ 4 đến 7 ngày (tùy vào thời tiết khô hay mưa nhiều). Mỗi ngày, bà con cần tiến hành phun sương để giữ độ ẩm cho cây lan.

Bước 3: Ngâm lan để phòng bệnh

Trước khi trồng, cây lan cần được loại bỏ hết những mầm mống gây bệnh. Thông thường, bà con có thể dùng các loại thuốc ngâm lan thông dụng như physan 20SL để diệt sạch vi khuẩn và phòng bệnh thối nhũn cho cây lan hiệu quả.

Với bước này, cây lan sẽ được loại bỏ hầu hết những vi khuẩn, mầm mống gây hại. Đặc biệt nhất là vào những mùa mưa ẩm nhiều, cây lan sẽ rất dễ nhiễm bệnh. Do đó bà con tuyệt đối không nên bỏ qua bước ngâm lan này.

chăm sóc lan

Bước 4: Tiến hành kích rễ cho lan mới mua về

Để giúp cây lan nhanh chóng ra bộ rễ mới khỏe mạnh hơn, bà con cần tiến hành kích rễ cho cây. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc kích rễ hiệu quả cho cây lan mà bà con có thể cân nhắc sử dụng, chẳng hạn như vitamin B1.

Lưu ý quan trọng khi ngâm lan với thuốc kích thích rễ chính là bà con cần dùng thuốc đúng liều lượng được hướng dẫn trên phần bao bì. Khi ngâm, nên cho cả rễ cả thân vào trong nước khoảng từ 2 đến 3 tiếng(không để ngập mầm non). Sau đó, bà con tiếp tục mang lan đi treo ngược ở nơi thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp và không để mưa ướt cây.

Bước 5: Chăm sóc rễ mới cho cây lan

Sau khi hoàn thành bước 4, bà con cần phun sương 2 lần sáng và tối mỗi ngày để giữ ẩm cho cây lan. Tiếp đó, bà con nên chọn một loại thuốc kích rễ tốt để phun cho cây lan, giúp lan nhanh ra rễ mới.

Tùy thuộc vào từng loại lan rừng, lan dendro hay hồ điệp,… mà sẽ có thời gian ra rễ mới khác nhau. Trung bình từ khoảng 3 đến 10 ngày tùy loại, bạn sẽ thấy lan bắt đầu ra rễ non mới. Khi phần rễ ra được khoảng 1 đến 2cm thì bà con có thể bắt đầu ghép lan vào gốc cây hoặc trồng trực tiếp vào chậu.

Xem thêm: Hướng Dẫn Tưới Nước Chậu Hoa Lan Hồ Điệp

chăm sóc lan

3 cách chăm sóc chậu lan mới mua về hiệu quả nhất

Khác với lan giống, khi được tặng hoặc mua cả chậu lan về để tiếp tục trồng thì các công đoạn chăm sóc và xử lý sẽ ít hơn. Thông thường, cách trồng lan hồ điệp mới mua về cũng sẽ tương tự như các loại lan rừng hay lan dendro,…

Sau đây là 3 cách chăm sóc lan dendro mới mua về, chậu lan rừng, lan hồ điệp mới mua,… mà bà con có thể tham khảo:

Đặt chậu lan ở nơi thích hợp

Khi vừa mua chậu lan về, bà con nên đặt ở nơi thoáng mát, tốt nhất là nên treo ở nơi có mái che với cường độ ánh sáng phù hợp với yêu cầu của từng loại lan. Tuyệt đối không nên treo, đặt chậu lan ở những nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào vì ánh sáng mạnh có thể khiến lá lan bị cháy, thân dần teo tóp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình quang hợp.

Bên cạnh đó, bà con nên lưu ý không nên thay đổi vị trí của chậu lan mới mua về quá thường xuyên. Việc này có thể làm cho hoa lan rất dễ bị rụng do không thể thích nghi kịp với môi trường mới.

Tuyệt đối không nên treo, đặt chậu lan ở những nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

Bón phân thích hợp cho chậu lan mới mua

Thông thường những chậu lan mới mua về thường đang trong giai đoạn mang hoa. Trong thời kỳ cây lan nuôi hoa này, bà con cần bổ sung thêm lượng phân NPK 20:20:20. Bên cạnh đó, bà con có thể trộn NPK cùng với một số nguyên tố trung vi lượng khác để bổ sung thêm dưỡng chất cho cây lan.

Quan trọng nhất, bà con nên chú ý chỉ nên bón đủ liều lượng được khuyến cáo trên bao bì phân bón. Đồng thời, hãy đảm bảo mua phân bón cho lan ở những nơi uy tín, chất lượng để đảm bảo sự an toàn cho cây.

Tỉa cành cho chậu lan mới mua về

Tỉa cành là một trong những việc mà bà con nên thực hiện cho chậu lan của mình. Khi mới mua về, hãy loại bỏ ngay những cành bị xấu, bệnh,… nhanh chóng cho cây. Sau một thời gian, nếu thấy hoa lan đã tàn thì nên cắt ngay để chú trọng vào việc dưỡng cây. Nếu để hoa tàn quá lâu trên cây thì lan sẽ rất khó để phục hồi và khỏe mạnh lại như ban đầu.

Với những thông tin về 3 cách chăm sóc lan mới mua về như trên, hy vọng bà con có thể áp dụng thành công để quá trình trồng lan thu được kết quả như mong muốn. Bên cạnh kinh nghiệm chăm sóc và trồng lan mới mua, nếu có bất cứ thắc mắc nào khác về các loại phân bón, thuốc dưỡng cây,… quý bà con vui lòng liên hệ trực tiếp Nông Nghiệp Đẹp để được giải đáp sớm nhất.

Có thể bạn quan tâm: Những phương pháp nhân giống lan được áp dụng nhiều 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin đừng copy của tui :)