Cách trồng và chăm sóc hoàng thảo xoắn

Hoàng Thảo Xoắn là giống lan đẹp, cây có nét rất giống với lan Hoàng Thảo Đùi Gà nên đã có rất nhiều sự nhầm lẫn khi mua. Hãy cùng Nông Nghiệp Đẹp tìm hiểu về loại lan này cũng như cách trồng và chăm sóc bạn nhé!

hoàng thảo xoắn - hoang thao xoan
Hoàng Thảo Xoắn

1/ Đặc điểm của hoàng thảo xoắn

Lan Hoàng thảo Xoắn (Dendrobium tortile) có gốc rất cứng, thân thẳng, phình to, dài 40 – 50cm. Lá thuôn dài, có 4 – 5 chiếc trên giả hành, màu xanh bóng, mọc so le nhau. Hoa mọc thành cụm 2 – 3 bông ở các đốt gần ngọn, từng chùm dài 4 – 8cm, đường kính hoa 7 – 8cm. Hoa có màu tím nhạt, viền cuống môi có sọc tím, họng môi hơi túm lại, bên trong tím sậm, cánh hoa xoắn tít uốn éo, lưỡi hoa uốn cong hình tù. Hoa nở từ mùa xuân đến mùa hạ, thơm và lâu tàn, độ bền hoa từ 20 – 25 ngày.

2/ Cách nhận dạng hoàng thảo xoắn

Với người mới chơi rất dễ nhầm hoàng thảo xoắn với hoàng thảo đùi gà bởi màu thân, kích thước, lá khá giống nhau.

Thân hoàng thảo xoắn xanh và cứng hơn, khi ra hoa thân có thể đạt chiều dài 1m.

Hoàng Thảo Xoắn khi nở hoa rất đẹp và thơm, cánh hoa xoắn tít, lưỡi hoa uốn cong hình tù.

Hoa có màu tím nhạt, gốc đài và cánh hoa phớt xanh nhưng đầu ngọn thì lan dần sang tím, có rất nhiều chấm tím tập trung ở đó.

Viền cuống môi có sọc tím, họng môi ko loe như Hoàng Phi Hạc mà hơi túm lại, bên trong cũng tím nhưng nhấn sậm hơn.

Ngoài tên lan Hoàng Thảo Xoắn thì còn có nhiều người hay gọi Hoàng Thảo Tử Phi Hạc.

3/ Điều kiện sinh trưởng của hoàng thảo xoắn

– Nhiệt độ: Lan hoàng thảo xoắn thích hợp với nhiệt độ 26 – 32 độ C vào ban ngày và từ 18 – 21 độ C vào ban đêm. Vào mùa đông cần lạnh khoảng 10 độ C thì lan mới có thể ra hoa.

– Độ ẩm: Lan hoàng thảo xoắn là cây ưa ẩm nên cây cần độ ẩm khoảng 80% vào mùa hè và 60% vào mùa đông.

– Ánh sáng và thoáng gió: Vườn trồng lan cần cân đối lượng ánh sáng thật phù hợp. Khi cây mới ra hoa không nên để giàn lan tiếp xúc với ánh sáng mặt trời dễ làm cháy lá non, cây chậm phát triển. Chỉ nên cho cây tiếp xúc với ánh nắng khi chuẩn bị ra hoa là thích hợp nhất. Lan cần trồng ở nơi thoáng gió, bạn nên đặt cây lan ở nơi không có thứ gì nằm trong vòng chu vi của cây thì cây mới phát triển mạnh và không bị bệnh.

– Vật liệu trồng: Có thể dùng xơ dừa, khúc gỗ, thân cây để trồng lan hay bó vào dớn. Ngoài ra có thể trồng lan hoàng thảo xoắn trong chậu nhựa, chậu đất nung, chậu gỗ, chậu dớn…thoát nước tốt.

hoàng thảo xoắn

Hoa hoàng thảo xoắn

4/ Chuẩn bị trồng hoàng thảo xoắn

4.1 Thời điểm trồng

Thời điểm ghép lan hoàng thảo xoắn thích hợp nhất là từ tháng 11 – tháng 2 âm lịch năm sau. Từ lúc cây trụi hết lá cho tới khi mầm ở gốc chuẩn bị nảy lên là thời điểm ghép lý tưởng để lan phát triển khỏe và tốt nhất .

4.2 Giá thể trồng

Có thể trồng lan hoàng thảo xoắn bằng xơ dừa hoặc bó vào dớn, vào các khúc gỗ. Đối với lan hoàng thảo xoắn, vì cây không lan rộng nên phương pháp trồng chậu được sử dụng phổ biến. Chọn chậu trồng không rộng hơn bầu rễ quá 2,5cm, có thể bằng bất kỳ vật liệu gì và yêu cầu có lỗ thoát nước.

Bạn nên chuẩn bị giá thể bằng cách phối trộn các thành phần như vỏ thông, dớn, vỏ đậu phộng, xơ dừa… để trồng lan đều được. Để tiện lợi và nhanh chóng, nên mua các loại giá thể dành riêng cho hoa lan tại cửa hàng cây cảnh. Tuy nhiên, trồng lan hoàng thảo xoắn bằng cách bó vào dớn là tốt nhất vì cách này gần gũi với môi trường sống ngoài thiên nhiên của lan.

4.3 Giống trồng

Khi lựa chọn giống cần đảm bảo cây giống không còi cọc, mầm hay rễ cây mập mạp, lá xanh rờn. Để đảm bảo được những yêu cầu này thì phải mua ở những cửa hàng có uy tín.

lan hoàng thảo xoắn - lan hoang thao xoan
Hoàng thảo xoắn

5/ Cách trồng hoàng thảo xoắn

5.1 Xử lý giống hoàng thảo xoắn

Lan mới mua về thường treo ngược ở chỗ khô thoáng mát 3 ngày không tưới. Sau 3 – 5 ngày, phun sương rất nhẹ, thoáng qua 2 ngày/lần. Từ 7 – 15 ngày sau thì ghép tùy vào lá trên cây còn nhiều hay ít. Trước khi ghép cắt bỏ hết phần rễ già, chỉ để lại phần rễ đủ để ghim vào giá thể, nếu trồng chậu thì cắt sát gốc luôn.

5.2 Kỹ thuật trồng

Trồng chậu: Cắt nhỏ miếng dớn kích thước 3×4cm đặt dưới cùng, trải than củi lên trên, dớn cọng đập nhỏ hoặc xơ dừa trên cùng, có thể phủ thêm 1 lớp mỏng rêu giữ ẩm (lưu ý không để rêu hoặc xơ dừa dưới cùng vì bịt đường thoát nước, gây thối rễ). Đặt gốc nổi trên vật liệu trồng, dùng dây cố định thân gốc tránh dịch chuyển ảnh hưởng đến rễ.

Bó vào dớn: Phần rễ cần được bắn ghim hoặc găm vào bảng dớn hoặc bảng gỗ thật chắc chắn. Lưu ý rằng mắt ngủ phải hướng ra ngoài và dùng sắt thép càng ít càng tốt.

Sau khi ghép lan xong nên treo lên giàn luôn để lan được tiếp xúc ánh nắng từ 60 – 70% (1 lớp lưới xanh đen của Thái). Nếu bạn ở nơi có nhiệt độ nóng thì khoảng cách dưới lưới là 1,5m, còn ở vùng cao mát mẻ thì chỉ cần 1,2m là đủ.

hoàng thảo tử phi hạc - hoàng thảo tu phi hac
Hoàng thảo xoắn

6/ Cách chăm sóc hoàng thảo xoắn

6.1 Tưới nước

Cần tưới nước thường xuyên 1 – 2 lần/ngày để cây luôn giữ được ẩm độ cần thiết, nên chia ra nhiều lần để tưới. Vào mùa xuống lá khi cây chuẩn bị ra hoa thì ta nên dừng tưới, thi thoảng mới phun sương để bổ sung độ ẩm cho cây, cây phơi nắng càng nhiều sẽ càng tốt. Khi cây ra nụ hoa có thể tưới sơ qua hoặc tưới ướt đẫm một lần.

6.2 Bón phân

Sau khi trồng tiến hành phun B1+Atonik theo nồng độ trên bao bì 1 lần/tuần đến khi thắt ngọn thì dừng lại. Lưu ý: Atonik chỉ dùng cho chi lan có giả hành mọng nước là có hiệu quả, còn các chi đơn thân… thì hiệu quả thấp. Bên cạnh đó lạm dụng Atonik sẽ có nhiều tác dụng không tốt về sau.

Sau khi sinh trưởng bạn tiến hành phun định kỳ các loại phân kích rễ khác như Terra Sorb 4 hoặc N3M khoảng 10 – 20 ngày/lần.

Khi lan được khoảng tám tháng tuổi bạn nhớ phun một lượng 6-30-30 TE, phun 3 – 4 lần định kỳ 10 ngày/lần cho cây hoặc bón phân hữu cơ tan chậm 3-6-6 TE.

6.3 Phòng trừ sâu bệnh

Trong thời gian trồng và chăm sóc lan hoàng thảo xoắn vẫn gặp một số loại sâu bệnh như các loại rầy, rệp non và bọ trĩ. Cần phải thăm nom thường xuyên để phát hiện kịp thời mầm bệnh từ đó có cách trị bệnh hiệu quả hơn.

  • Định kỳ hàng tháng bạn tiến hành phun Movento + Pesieu 1 lần để phòng trừ nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ… Cứ 15 – 30 ngày phun 1 lần pha chung thuốc trừ nấm và vi khuẩn phun phòng 1 lần, nếu trời mưa nhiều thì 7 ngày phun 1 lần.
  • Thuốc trị nấm gồm: Ridomil Gold, Daconil, Antracol, Aliette, Topsin M…
  • Thuốc trị vi khuẩn gồm: Mathian, Kasumin, Poner, Starner, Physan …

Qua bài viết này, chắc bạn đã biết được cách nhận dạng lan hoàng thảo xoắn và nắm được toàn bộ cách trồng và chăm sóc rồi đúng không nào. Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ Hotline 0947.399.439 nhé!

NongNghiepDep.Com

*Xem thêm: Ý Nghĩa Của Các Loại Lan Trúc Và Cách Chăm Sóc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xin đừng copy của tui :)