Cách trồng lan hồ điệp trong nhà rất dễ. Nhiều người cho rằng một loại cây đẹp và tinh tế như vậy phải khó chăm sóc lắm. Trong thực tế, là ngược lại mới đúng, mình đã trồng và thành công. Hoa của lan hồ điệp rất đẹp và chúng phát triển rất tốt ở vùng khí hậu trong nhà
Hoa lan hồ điệp có sẵn ở mọi nơi bạn nhìn thấy. Chúng là một thay thế tuyệt vời cho một bó hoa để làm sáng ngôi nhà của bạn. Với đặc tính hoa nở kéo dài hàng tháng mà không tàn, và cây có thể phát triển trong nhiều năm, ra hoa nhiều lần. Hồ điệp đã được nhiều người yêu mến. Và để chúng phát triển tốt trong môi trường nhà thì chúng ta cần lưu ý những điều sau:
1. Ánh sáng khi trồng lan hồ điệp trong nhà
Hoa lan hồ điệp thường thích để ở một vị trí sáng để phát triển. Nhưng chúng TỐI KỴ ánh sáng trực tiếp. Trong tự nhiên, chúng phát triển gắn liền với thân cây lớn, bên dưới tán lá. Vì vậy chúng quen thuộc với ánh sáng rực rỡ, nhưng gián tiếp, xuyên qua tán cây.
Nơi đặt lan hồ điệp có ánh sáng lý tưởng nhất trong nhà là nơi có ánh sáng 50%. Nghĩa là để ở cửa sổ, nhưng có rèm kéo che nắng. Tốt nhất là đặt nó ở cửa sổ hướng về phía tây hoặc phía đông. Khi tôi sống ở một vĩ độ cao hơn, tôi sẽ di chuyển hoa lan của mình đến một cửa sổ hướng về phía nam vào mùa đông, để đảm bảo rằng chúng nhận đủ ánh sáng mặt trời.
Bạn cũng có thể đạt được sự chăm sóc hoa lan hồ điệp tốt trong không gian trong nhà cách xa cửa sổ. Miễn là nơi đó có nguồn ánh sáng tốt, tự nhiên hoặc nhân tạo, để đảm bảo cây có đủ ánh sáng.
Nếu bạn nhận thấy lá của cây lan hồ điệp có màu xanh đậm hơn những cây khác. Đây có thể là dấu hiệu của nó không đủ ánh sáng. Ngoài ra, trên lá bị vàng hoặc đốm nâu hoặc vàng trên lá là dấu hiệu cho thấy lá nhận ánh sáng quá mức hoặc bị cháy lá do ánh sáng mặt trời trực tiếp quá mức.
2. Nhiệt độ thích hợp trồng lan hồ điệp
Hoa lan hồ điệp rất phù hợp với nhiệt độ trong nhà. Nhìn chung chúng sẽ phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 17°C đến 29°C). Hồ điệp thường thích nó mát hơn một chút vào ban đêm so với ban ngày. Và chúng đặc biệt không thích những nơi thay đổi nhiệt độ nhanh chóng. Vào mùa hè, ở những vùng khí hậu nóng như Việt Nam nên di chuyển cây vào chỗ mát để tránh mất nước.
Khi hoa đã tàn, muốn nhanh có hoa lại thì các bạn nên tuân thủ về nhiệt độ: Phải đưa chậu Lan đến chỗ lạnh 15-18 độ. (Và cũng tưới 2 tuần 1 lần thôi) cho đến khi mầm nụ xuất hiện và tiếp tục ở đó trong 3 tuần nữa. Sau đó lại mang ra đặt lại vị trí cũ và tưới nước như bình thường. Điều này các nhà vườn khuyên là để giúp cho nụ không bị rụng trước khi được ngắm hoa. Một số bạn hay “than” rằng khi trồng lan hồ điệp đã có nụ. Nhưng cứ trước khi nở hoa đã rụng. NGUYÊN NHÂN : Chỗ để cây ,nhiệt độ ban ngày và đêm có sự chênh lệch quá lớn! Và hay có gió lùa!
3. Độ ẩm thích hợp trồng lan hồ điệp
Hoa lan hồ điệp sống trong điều kiện rất ẩm ướt trong tự nhiên. Do đó, chúng sẽ phát triển tốt nhất trong môi trường trong nhà ẩm ướt hơn. Điều này có thể gây khó khăn hơn cho việc trồng lan trong nhà. Do đó, nói chung nên nhắm đến độ ẩm từ 50 đến 60%. Vì đây sẽ là một sự thỏa hiệp tốt giữa những gì tốt cho lan của bạn và những gì tốt cho bạn. Nếu độ ẩm thấp hơn cần cung cấp nước cho cây và môi trường xung quanh xung quanh chậu trồng. Ngược lại, nếu ẩm độ cao hơn mức quy định cần chú ý tăng độ thông thoáng cho cây lan Hồ Điệp
4. Cách tưới lan hồ điệp
Không bao giờ được để trong lòng chậu lan hồ điệp còn đọng nước. Vì như thế bộ rễ sẽ nhanh chóng bị thối. Chúng ta chỉ tưới hoặc buổi sáng ,hoặc chiều muộn. Đây là lời khuyên của nhà vườn cho những bạn để hoa ở ngoài nhà. Còn chúng ta hoa hồ điệp toàn để trong nhà thì điều này không quan trọng lắm! hãy tưới khi bạn có thời gian.
Khi tưới, nên đổ nước ngập tràn miệng chậu ngoài. Chờ 15 phút cho các giá thể hút đủ nước là chúng ta nhấc ra. Đổ nước ở chậu đi, đợi ráo nước từ chậu hoa là ta đặt lại. Nên mua chậu dành riêng cho hoa lan như mình hướng dẫn ở phần sau. Còn bạn nào không có điều kiện mua hoặc không muốn đổi chậu thì mua những viên đất nung, xếp một lượt dưới đáy chậu ngoài rồi mới đặt chậu có cây hoa vào! Điều này tránh cho rễ không bị úng rồi thối nếu nước khi ngâm vẫn chưa hết,chảy ra đọng ở đáy!
5. Cách bón phân cho lan hồ điệp
Về lý thuyết Lan nào cũng gần giống nhau về cách bón phân: Sau khi lan hồ điệp tàn hoa thì bón NPK 30-10-10. Khi có nụ thì 10-30-20. Nhưng khi trồng ở nhà chúng ta chơi hoa là chính. Không phải kinh doanh như các nhà vườn. Nên đơn giản hơn cả là chúng ta mua trong cửa hàng lan những lọ dinh dưỡng nước. Rồi cứ một tháng một lần hòa đúng tỉ lệ họ hướng dẫn trên lọ và ngâm chậu hoa vào!
6. Đảm bảo sự thông thoáng khi trồng lan hồ điệp
So với các loài Lan khác hồ điệp không chịu được những nơi không khí tù túng. Sự thông gió ở lan Hồ điệp là việc làm tối cần thiết. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh thối nhũn và nhiều lọai vi nấm thường gặp ở loài lan này.
Sự thông gió càng lớn cây càng ít bệnh vì nó giúp cây mau khô sau khi tưới. Tuy nhiên, sự thông gió quá mạnh cũng sẽ dễ làm cho cây mất nước. Do đó, cần chú ý điều chỉnh độ thoáng gió vừa phải, giữ cho lá của lan Hồ Điệp luôn khô ráo là ổn, việc này phụ thuộc vào vị trí đặt chậu lan Hồ Điệp và không gian quanh chậu.
7. Sâu bệnh trên lan hồ diệp
Thực tế thì khi trồng lan hồ điệp trong nhà mình thấy cây ít bị bệnh. Tuy nhiên nếu thấy có hiện tượng nấm hoặc sâu hại bám vào lá, cần phải loại bỏ chúng bằng nước xà phòng. Sau đó rửa sạch lá bằng khăn vải ướt mềm!
Hy vọng các bạn rất thích thông tin mà mình chia sẻ trên đây và bắt đầu chăm sóc hoa lan hồ điệp. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hoặc nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào trong việc chăm sóc lan hồ điệp. Hãy cho mình biết trong phần bình luận bên dưới mình sẽ giải đáp thắc mắc nhé.
Có thể bạn sẽ thích: Cách trồng và chăm sóc lan hoàng thảo xoắn